Kết quả điều tra thủy sản kỳ 01/5/2016 về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên biển và vùng nước lợ

Đăng ngày 30 - 06 - 2016
100%

Đây là kỳ điều tra thứ 2 kể từ khi Tổng cục Thống kê ban hành Phương án điều tra thuỷ sản theo Quyết định số 235/QĐ-TCTK ngày 02/4/2015 thay thế Phương án điều tra thuỷ sản năm 2008 (theo Quyết định 329/QĐ-TCTK ngày 28/4/2008).

Kỳ điều tra này thực hiện điều tra toàn bộ về số lượng tàu thuyền có động cơ khai thác thuỷ sản trên biển, về nghề đánh bắt, tổng công suất máy chính...; 

Điều tra toàn bộ về diện tích nuôi trồng và thu hoạch thuỷ sản nước mặn, lợ ở các xã, phường của huyện, thị xã ven biển; các DN & HTX ngoài nhà nước có nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ; các hộ nuôi thuỷ sản lồng, bè nước mặm, lợ. 

Điều tra chọn mẫu hộ nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng; hộ nuôi ngao; điều tra hộ mẫu về hoạt động tàu thuyền và khai thác thuỷ sản trên biển.

Đơn vị điều tra ở tất cả các thành phần kinh tế (không bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài) có tàu thuyền khai thác thuỷ sản trên biển, có diện tích nuôi trồng thuỷ sản và nuôi lồng bè nước mặn, lợ; 

Phạm vi kỳ điều tra kỳ 01/5/2016 thực hiện ở 6 huyện, thị xã ven biển, huyện Nông cống và thành phố Thanh hoá.

Điều tra thuỷ sản kỳ này là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu chủ yếu của ngành thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2016 nhằm phục vụ yêu cầu chỉ đạo điều hành sản xuất, xây dựng kế hoạch của các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh. 

Kết quả điều tra thủy sản  kỳ 01/5/2016, cho thấy: 

Diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặm  1.247,7 ha, giảm 1,2% so với cùng kỳ (nuôi ngao trên biển, theo hình thức quảng canh là chủ yếu); diện tích nuôi nước lợ 3.808 ha, tăng 1,5% so với cùng kỳ, diện tích nước lợ chủ yếu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng; 

Tổng thể tích lồng bè nuôi cá trên biển tại thời điểm 01/5/2016 có 21,5 nghìn m3, tăng 2,4% so với cùng kỳ (tập trung ở vùng biển Nghi sơn). 

Trong lĩnh vực khai thác trên biển: Toàn tỉnh có 7.267 tàu thuyền có động cơ khai thác hải sản, với tổng công suất là 413,7 nghìn CV; so với cùng kỳ về số tàu tăng 209 tàu (trong đó 83 tàu đóng mới theo NĐ 67 của Chính phủ), về công suất tăng 22,8 nghìn CV, bình quân 56,94 CV/tàu (tăng 1,55CV/tàu); công suất tăng do được cải hoán, thay máy, đóng mới... tàu từ 90 CV trở lên có 1.385 tàu, với tổng công suất 278 nghìn CV; so với cùng kỳ về số lượng tăng 104 tàu, về công suất tăng 20,5 nghìn CV. số lượng tàu thuyền theo nhóm nghề: nghề lưới kéo có 3.244 tàu, tăng 54,8%  so với cùng kỳ; tương tự  nghề lưới rê có 1.293 tàu, giảm 11%, nghề câu có 563 tàu, giảm 15,7%, nghề lưới vây có 362 tàu, giảm 42,3%,... số tàu đánh bắt gần bờ có 5.929 cái, tăng 1,8% cùng kỳ; số tàu đánh bắt xa bờ có 1.338 cái, tăng 8,4% cùng kỳ. 

Tàu thuyền làm dịch vụ thu mua hải sản và cung ứng dầu, đá lạnh, thực phẩm phục vụ đánh bắt tăng; hiện tại có 174 cái, với công suất 57,8 nghìn CV, so với cùng kỳ về số lượng tăng 18 tàu thuyền, về công suất tăng 5,87 nghìn CV. 

Số lượng và tổng công suất tàu thuyền nghề cá và dịch vụ tăng đó tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho ngư dân vùng biển, mặt khác góp phần tăng nhanh sản lượng hải sản đánh bắt trên biển và bảo vệ biển đảo.

Ước tính sản lượng khai thác và nuôi trồng trên biển, vùng nước lợ sáu tháng  đầu năm 2016 đạt 58,8 nghìn tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ, chiếm 79,1% tổng sản lượng thủy sản nước ngọt, mặn, lợ toàn tỉnh. 
Trong đó sản lượng khai thác biển đạt 47,7 nghìn tấn, tăng 6,2%; sản lượng nuôi trồng ở biển và vùng nước lợ đạt 10,6 nghìn tấn, tăng 5,3%; trong đó nuôi ở vùng biển 7,9 nghìn tấn (ngao 7,2 nghìn tấn), tăng 4,5%; nuôi ở vùng nước lợ 2,7 nghìn tấn, tăng 7,6% (tôm thẻ chân trắng 537 tấn,..).

Từ kết quả điều tra cho thấy sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản vùng biển và vùng nước lợ ở tỉnh Thanh hóa có vai trò rất quan trọng trong chiến lược và kế hoạch phát triển thủy sản của tỉnh; gần 80% sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng từ vùng vùng biển và vùng nước lợ, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao; mặt khác sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm từ biển chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho nhiều cơ sở chế biến trong và ngoài tỉnh, đó tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao đời sống của cư dân vùng biển. 
Do vậy cần chú trọng và có chính sách ưu tiên để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng trên biển và vùng ven biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, để không ngừng nâng cao đời sống dân dân, góp phần tích cực bảo vệ vùng biển đảo của tổ quốc./.

<

Tin mới nhất

Tập huấn điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024(19/03/2024 9:03 CH)

Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 01/4/2024(19/03/2024 1:37 SA)

Công đoàn Cục Thống kê Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1984...(11/03/2024 3:06 CH)

Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 02 năm 2024(27/02/2024 2:34 CH)

Tình hình kinh tế - xã hội tháng Hai và 2 tháng đầu năm 2024(27/02/2024 2:20 CH)

Quyết định ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền kiến thức...(30/01/2024 3:14 CH)

    °
    1709 người đang online