Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2018

Đăng ngày 30 - 10 - 2018
100%

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 1.1. Nông nghiệp a. Trồng trọt Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến ngày 15/10/2018, tiến độ thu hoạch vụ thu mùa toàn tỉnh như sau: Lúa 117.402/124.922 ha, đạt 94,0% diện tích gieo trồng, bằng 95,7% so với cùng thời điểm năm trước; ngô 10.728/14.690 ha, đạt 73,0% diện tích gieo trồng; lạc 1.018/1.236 ha, đạt 82,4%; đậu tương 431/458 ha, đạt 94,1%; khoai lang 1.467/1.526 ha, đạt 96,1%; rau mầu và các cây trồng khác 19.056/22.121 ha, đạt 86,1% diện tích gieo trồng.

Cùng thời điểm nói trên, tổng diện tích các loại cây trồng vụ đông đã gieo trồng 36.374/50.000 ha, đạt 72,7% kế hoạch, tăng 17,3% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó: Ngô 15.128/18.060 ha, đạt 83,8% kế hoạch, tăng 1,0% so với cùng thời điểm năm trước; lạc 1.322/1.450 ha, đạt 91,2%, bằng 96,3% so với cùng thời điểm năm trước; khoai lang 2.823/3.975 ha, đạt 71,0% kế hoạch; ớt 2.270/2.502 ha, đạt 90,7% kế hoạch; đậu tương 578/1.580 ha, đạt 36,6%, bằng 74,5% so với cùng thời điểm năm trước; rau mầu và các cây trồng khác 14.253/22.433 ha, đạt 63,5%, tăng 3,2% so với cùng thời điểm năm trước. 
 
b. Chăn nuôi
Đàn gia súc, gia cầm phát triển tương đối ổn định; công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được tập trung chỉ đạo thường xuyên, nên không xảy ra dịch bệnh.
 
Kết quả tiêm phòng cho gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2018 tính đến ngày 18/10/2018 như sau: Vắc xin cúm gia cầm (H5N1) 2.929.500 liều, đạt 77,3% diện tiêm; vắc xin dại chó mèo 329.090 liều, đạt 90,9% diện tiêm; vắc xin tụ huyết trùng trâu bò 223.700 liều, đạt 79,3% diện tiêm; vắc xin lở mồm long móng trâu bò 225.250 liều, đạt 79,9% diện tiêm; vắc xin dịch tả lợn 324.070 liều, đạt 69,0% diện tiêm; vắc xin tụ dấu lợn 304.125 liều, đạt 64,7% diện tiêm.
 
1.2. Lâm nghiệp
Tính từ đầu năm đến ngày 18/10/2018, toàn tỉnh đã sản xuất được 17 triệu cây giống lâm nghiệp các loại, trong đó 9,2 triệu cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn phục vụ trồng rừng trên địa bàn tỉnh; diện tích trồng rừng tập trung 10 nghìn ha, đạt 100% kế hoạch năm. 
 
1.3. Thuỷ sản
Tháng Mười, sản lượng thủy sản ước đạt 14.056 tấn, tăng 0,5% so tháng trước, tăng 7,1% so với tháng cùng kỳ; trong đó, sản lượng khai thác 9.805 tấn, tăng 1,8% và tăng 7,6%; riêng khai thác xa bờ 4.617 tấn, tăng 1,8% và tăng 8,2%; sản lượng nuôi trồng 4.251 tấn, giảm 2,3% so với tháng trước và tăng 6,1% so với tháng cùng kỳ. Tính chung 10 tháng đầu năm 2018, sản lượng thủy sản ước đạt 141,2 nghìn tấn, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó, sản lượng khai thác 97,0 nghìn tấn, tăng 7,3%, sản lượng nuôi trồng 44,2 nghìn tấn, tăng 6,4%.
 
2. Sản xuất công nghiệp
Tháng Mười, sản xuất một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh như: xi măng, thuốc lá, quần áo may sẵn, giày thể thao… tiếp tục ổn định và sản lượng đạt khá; bên cạnh đó, với việc chạy thử ổn định của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn; sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng so với tháng trước và tăng trưởng cao so với tháng cùng kỳ năm trước. 
 
Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành ước tính tháng 10/2018 tăng 11,23% so với tháng trước, tăng 47,08% so với tháng cùng kỳ; trong đó, công nghiệp khai khoáng giảm 0,41% so với tháng trước, tăng 1,89% so với tháng cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,23% so với tháng trước, tăng 55,90% so với tháng cùng kỳ; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 13,42% so với tháng trước, giảm 27,37% so với tháng cùng kỳ; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,25% so với tháng trước, tăng 3,63% so với tháng cùng kỳ.
 
Tính chung 10 tháng đầu năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 30,28% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 3,79%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 32,61%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 9,87%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,54% so cùng kỳ. 
 
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10/2018 dự kiến tăng 3,11% so với tháng trước, tăng 7,27% so với tháng cùng kỳ. Tính chung 10 tháng đầu năm 2018, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,05% so với cùng kỳ. 
 
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/10/2018 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 4,03% so với thời điểm 01/9/2018; giảm 15,53% so với cùng thời điểm năm trước. 
 
Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/10/2018 tăng 1,01% so với thời điểm 01/9/2018; tăng 7,44% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 0,03% so với thời điểm 01/9/2018; tăng 2,01% so với cùng thời điểm năm trước; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 1,55% so với thời điểm 01/9/2018; tăng 2,01% so với cùng thời điểm năm trước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,89% so với thời điểm 01/9/2018; tăng 10,48% so với cùng thời điểm năm trước.
 
Tính chung 10 tháng đầu năm 2018, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 8,50% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0,57%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 11,42%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,20% so với cùng kỳ năm trước.
 
3. Đầu tư 
Tháng Mười, các chủ đầu tư, đơn vị xây lắp tập trung nhân lực, vật lực khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm và công trình chuyển tiếp. Ước tính tháng 10/2018, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước địa phương đạt 572,4 tỷ đồng, bằng 9,1% kế hoạch năm và tăng 35,3% so cùng kỳ; bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 271,7 tỷ đồng, tăng 58,4% so với cùng kỳ; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 157,1 tỷ đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã 143,6 tỷ đồng, tăng 16,0% so với cùng kỳ.
 
Lũy kế 10 tháng đầu năm 2018, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước địa phương ước đạt 5.092,2 tỷ đồng, bằng 80,9% kế hoạch năm và tăng 32,0% so cùng kỳ; bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 2.410,2 tỷ đồng, tăng 46,3% so với cùng kỳ; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 1.422 tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã 1.260 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ.
 
4. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch
4.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Doanh thu bán lẻ hàng hoá tháng 10/2018 ước đạt 6.737 tỷ đồng, tăng 14,8% so với tháng cùng kỳ; trong đó, kinh tế Nhà nước ước đạt 141,1 tỷ đồng, tăng 30,7%; kinh tế ngoài Nhà nước 6.570,3 tỷ đồng, tăng 14,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 25,6 tỷ đồng, tăng 36,1%. Phân theo nhóm hàng: lương thực, thực phẩm 2.248,4 tỷ đồng, tăng 15,5%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình 837,2 tỷ đồng, tăng 9,2%; xăng, dầu các loại 1.217,1 tỷ đồng, tăng 26,1% so với cùng kỳ...
 
Luỹ kế 10 tháng đầu năm 2018, doanh thu bán lẻ hàng hoá ước đạt 65.585,1 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ; trong đó, kinh tế Nhà nước ước đạt 1.348,7 tỷ đồng, tăng 20,0%; kinh tế ngoài Nhà nước 63.969,4 tỷ đồng, tăng 13,0%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 267 tỷ đồng, tăng 11,6%. Phân theo nhóm hàng: lương thực, thực phẩm 20.962,9 tỷ đồng, tăng 14,2%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình 8.948,9 tỷ đồng, tăng 12,6%; xăng dầu các loại 11.572,7 tỷ đồng, tăng 22,1% so với cùng kỳ...
 
4.2. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Tháng Mười, giá xăng dầu được điều chỉnh 2 lần, ngày 6/10 giá xăng tăng từ 577 - 675 đồng/lít; ngày 22/10 giảm từ 144 - 221 đồng/lít; bình quân giá xăng tháng Mười tăng so với tháng trước; một số mặt hàng như: thóc, thịt lợn, hàng may mặc... giá tăng so với tháng trước đã tác động đến chỉ số giá tiêu dùng tháng Mười. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2018 tăng 0,28% so với tháng trước. Bảy nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng là: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,17% (lương thực tăng 0,88%, thực phẩm tăng 0,07%); nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,15%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,48%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,03%; nhóm giao thông tăng 1,41%; nhóm giáo dục tăng 0,02%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,38%. Bốn nhóm hàng hóa giá cả ổn định, chỉ số giá không tăng là: nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2018 tăng 3,71% so với tháng 12 năm 2017 và tăng 4,31% so với tháng 10/2017. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng đầu năm 2018 tăng 3,93% so với bình quân 10 tháng đầu năm 2017; đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng đầu năm đạt mức tăng cao trong những năm gần đây (10 tháng năm 2015 tăng 0,46%; 10 tháng năm 2016 tăng 2,01%; 10 tháng năm 2017 tăng 2,78%).
 
Chỉ số giá vàng tháng 10/2018 tăng 0,14% so với tháng trước, giảm 2,06% so với tháng 12/2017, giảm 2,50% so với tháng 10/2017. Chỉ số giá Đô la Mỹ tăng 0,19% tháng trước, tăng 2,75% so với tháng 12/2017, tăng 2,72% so với tháng 10/2017.
 
4.3. Vận tải hành khách và hàng hóa
Tháng Mười, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 274,6 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ, hành khách vận chuyển 3,6 triệu người, hành khách luân chuyển 214,4 triệu người.km, tăng 8,5% về hành khách vận chuyển, tăng 8,6% về hành khách luân chuyển so với tháng cùng kỳ năm trước; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 511,7 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ; hàng hoá vận chuyển 4,8 triệu tấn, hàng hóa luân chuyển 228,1 triệu tấn.km, tăng 6,2% về hàng hóa vận chuyển, tăng 1,0% về hàng hóa luân chuyển so với tháng cùng kỳ năm trước.  
 
Luỹ kế 10 tháng đầu năm 2018, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 2.740,6 tỷ đồng, tăng 19,9% so với cùng kỳ, hành khách vận chuyển 36,6 triệu người, hành khách luân chuyển 2.168,6 triệu người.km, tăng 11,0% về hành khách vận chuyển, tăng 11,0% về hành khách luân chuyển so với cùng kỳ năm trước; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 4.856,8 tỷ đồng, tăng 4,0% so với cùng kỳ; hàng hoá vận chuyển 46 triệu tấn, hàng hóa luân chuyển 2.269 triệu tấn.km, tăng 6,7% về hàng hóa vận chuyển, tăng 0,7% về hàng hóa luân chuyển so với tháng cùng kỳ năm trước. 
 
4.4. Hoạt động lưu trú - du lịch lữ hành
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tháng 10/2018 ước đạt 851,7 tỷ đồng, tăng 10,0% so với tháng cùng kỳ; trong đó kinh tế Nhà nước 7,0 tỷ đồng, giảm 26,4%; kinh tế ngoài Nhà nước 844,7 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ; phân theo ngành kinh tế: dịch vụ lưu trú 161,4 tỷ đồng, tăng 9,7%; dịch vụ ăn uống 690,3 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2018, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 8.347,3 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ; trong đó kinh tế Nhà nước 71,3 tỷ đồng, tăng 1,6%; kinh tế ngoài Nhà nước 8.276 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ; phân theo ngành kinh tế: dịch vụ lưu trú 1.723,5 tỷ đồng, tăng 9,6%; dịch vụ ăn uống 6.623,8 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2017.
 
Doanh thu du lịch lữ hành tháng 10/2018 ước đạt 9 tỷ đồng, tăng 5,3% so với tháng cùng kỳ; lũy kế 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 95,2 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2017.  
 
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác tháng 10/2018 ước đạt 373 tỷ đồng, tăng 13,3% so với tháng cùng kỳ; lũy kế 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3.574,7 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2017.
 
5. Một số tình hình xã hội
5.1. Thiếu đói trong nông dân
Tình hình đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định. Theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, tính đến ngày 10/10 toàn tỉnh có 524 hộ tương ứng với 2.355 nhân khẩu thiếu đói. Tỷ lệ hộ thiếu đói 0,06%, tăng 0,05% so với tháng trước và tăng 0,06% so với tháng cùng kỳ năm trước. 
 
5.2. Y tế
Theo báo cáo của Sở Y tế, hiện nay trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh lớn phát sinh, công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm được đẩy mạnh; thực hiện tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên, một số bệnh dịch xuất hiện rải rác với quy mô nhỏ, song đã được phát hiện và khống chế kịp thời. Tính từ ngày 12/9 đến 12/10 toàn tỉnh ghi nhận 117 ca sốt xuất huyết, 234 ca SPB nghi sởi, 334 ca tay chân miệng, 02 ca dại (tử vong 02 người), 09 ca ho gà, 09 ca uốn ván, 39 ca viêm não vi rút khác. 
 
Trong tháng Chín, ngành Y tế đã thẩm định và hướng dẫn xây dựng bộ tiêu chí quốc gia về y tế tại các huyện Quảng Xương, Lang Chánh, Nông Cống và Như Thanh; cấp 58 chứng chỉ hành nghề dược, 61 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, 58 giấy chứng nhận thực hành tốt nhà thuốc, 04 giấy chứng nhận thực hành tốt phân phối thuốc; cấp mới và cấp lại 55 chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và 10 giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề cho 26 trường hợp.
 
5.3. Giáo dục - Đào tạo
Năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh có 2.087 trường học với 824.660 học sinh, trong đó: Mầm non 672 trường, Tiểu học 638 trường, Tiểu học và THCS 61 trường, THCS 584 trường, THPT 94 trường, THCS và THPT 9 trường, 28 Trung tâm GDNN - GDTX, 01 Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp. Toàn tỉnh có 635 trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn.
 
Các trường học trong tỉnh đã hoàn thành công tác tuyển sinh năm học 2018 - 2019 và đạt kết quả cao trong việc huy động số học sinh trong độ tuổi ra lớp ở các cấp học, ngành học. Kết quả: Tỷ lệ huy động các cháu nhà trẻ ra lớp đạt 25%; các cháu trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp, đạt 95% (trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 99,5%, nhiều trường đạt 100%); học sinh vào lớp 1 đạt 100%; học sinh vào lớp 6 đạt 99,8%; học sinh vào lớp 10 (trong và ngoài công lập) đạt 72%.
 
Toàn tỉnh có 21.490 phòng học kiên cố, cao tầng (đạt tỷ lệ 87,11%); có 1.374/2.058 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 66,76%), trong đó: Mầm non 404/672 trường (đạt tỷ lệ 60,12%), tiểu học 554/638 trường (đạt tỷ lệ 86,83%); tiểu học - THCS 11/61 trường (đạt tỷ lệ 18,03%), THCS 375/584 trường (đạt tỷ lệ 64,21%), THPT 30/94 trường (đạt tỷ lệ 31.91%).
 
Việc cung ứng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ cho năm học mới kịp thời, đầy đủ. Công ty cổ phần Sách - Thiết bị trường học Thanh Hóa đã phát hành gần 7 triệu bản sách giáo khoa và sách bổ trợ đến học sinh. Tuy nhiên một số trường học, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vẫn còn khó khăn, thiếu thốn; ngành học mầm non còn khoảng 16% phòng học tạm. Đặc biệt sau hậu quả mưa, lũ đầu tháng 9/2018, nhiều trường học ở các huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành... bị thiệt hại nặng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.    
 
Thực hiện Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định, cấp hơn 1.500 tấn gạo hỗ trợ cho 21.223 học sinh của 246 trường Tiểu học, THCS, THPT trong học kỳ I năm học 2018 - 2019; mức hỗ trợ là 15 kg gạo/tháng/học sinh.
 
5.4. Văn hoá - Thể dục thể thao
Ngành Văn hoá - Thông tin tập trung tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh và đất nước, trọng tâm là Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương; Chỉ thị số 13-CT/TU và Kết luận số 267-KL/TU của BTV Tỉnh ủy; tổ chức kỷ niệm ngày thành lập lực lượng Vũ trang Thanh Hóa 9/10, ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, ngày thành lập hội Nông dân Việt Nam 14/10, ngày cả nước vì người nghèo 17/10, ngày thành lập hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10; đăng các bài viết, ảnh tổng kết cuộc thi "Giải búa liềm vàng" lần thứ 3 năm 2018, do Ban Tổ chức Trung ương phát động.
 
Tổ chức biểu diễn các chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, các sự kiện, lễ hội, xây dựng nông thôn mới và công chúng tại các địa phương trong, ngoài tỉnh, nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; nổi bật là Lễ kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và khai mạc Lễ hội Lam Kinh 2018. 
 
Phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục được duy trì; phối hợp tổ chức giải quần vợt chào mừng ngày Doanh nhân Việt Nam - Cup Tramexco lần thứ I năm 2018 tại thành phố Thanh Hoá; Giải Bóng đá Thanh Hoá - Cúp Huda năm 2018 tại huyện Quảng Xương và Thiệu Hoá; phối hợp xây dựng kế hoạch, điều lệ giải Cầu lông đồng đội tỉnh Thanh Hoá lần thứ XI năm 2018 - Cup Lining. Thể thao thành tích cao tiếp tục được quan tâm; chuẩn bị tốt lực lượng VĐV tham gia Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII - 2018 tại thủ đô Hà Nội và tỉnh Hòa Bình. Trong tháng Chín, tham gia thi đấu 12 giải thể thao thành tích cao đạt 35 huy chương (9 HCV, 10 HCB, 16 HCĐ). Kết thúc Giải Vô địch quốc gia Nuti Café V.League 2018, Đội bóng đá FLC Thanh Hoá đạt 46 điểm, giành ngôi vị á quân. 
 
Tiếp tục đẩy mạnh Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", tháng 10/2018 có 3 làng, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng làng văn hóa; 13 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký đạt chuẩn văn hóa; 01 xã đăng ký xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.
 
5.5. Tai nạn giao thông
Tháng Chín, lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, Cảnh sát cơ động phối hợp với các ngành, các địa phương huy động lực lượng, phương tiện, triển khai đồng bộ các biện pháp công tác, bố trí lực lượng, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an toàn giao thông. Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh, tháng Chín xảy ra 40 vụ tai nạn và va chạm giao thông, tăng 17,6% so với cùng kỳ; làm chết 12 người, không tăng, giảm so với cùng kỳ; bị thương 43 người, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 354 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm 113 người chết và 309 người bị thương; giảm 15,1% về số vụ, giảm 8,9% về số người chết và giảm 9,1% về số người bị thương so với cùng kỳ năm 2017.
 
Lực lượng Cảnh sát giao thông, trật tự và cơ động đã tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng đua xe trái phép, không đội mũ bảo hiểm, xe ô tô chạy quá tốc độ, xe khách chở quá số người qui định, kiểm tra trọng tải phương tiện. Qua kiểm tra trong tháng 9/2018 đã phát hiện, xử phạt 6.082 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, tạm giữ 1.209 phương tiện các loại, tước kiểm định và giấy phép lái xe 584 trường hợp, tổng số tiền phạt vi phạm nộp Kho bạc Nhà nước khoảng 5,4 tỷ đồng.
 
Lực lượng Thanh tra giao thông trong tháng 9/2018 đã lập biên bản vi phạm hành chính xử phạt 39 trường hợp, nộp Kho bạc Nhà nước 193,8 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 8 trường hợp.
 
5.6. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ
Môi trường: Tháng Chín, trên địa bàn tỉnh xảy ra 09 vụ vi phạm môi trường: TP Thanh Hóa 03 vụ; huyện Tĩnh Gia 02 vụ; Hà Trung, Hoằng Hóa, Bá Thước, Triệu Sơn mỗi huyện 01 vụ; xử phạt hành chính 286,7 triệu đồng.  
Cháy, nổ: Tháng Chín, trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ cháy: TP Thanh Hóa 1 vụ do sự cố điện, thiệt hại về tài sản khoảng 15 triệu đồng; huyện Nga Sơn 01 vụ đang điều tra xác định nguyên nhân và thống kê thiệt hại.
 

<

Tin mới nhất

Công đoàn Cục Thống kê Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1984...(11/03/2024 3:06 CH)

Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 02 năm 2024(27/02/2024 2:34 CH)

Tình hình kinh tế - xã hội tháng Hai và 2 tháng đầu năm 2024(27/02/2024 2:20 CH)

Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 01/4/2024(08/02/2024 1:37 SA)

Quyết định ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền kiến thức...(30/01/2024 3:14 CH)

Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng, chỉ số giá đô la Mỹ tháng 01 năm 2024(29/01/2024 2:47 CH)

    °
    2722 người đang online